FAQs CÂU HỎI THƯỜNG GẶP • LÀM VIỆC TẠI CANADA
Work Permit – Thị thực lao động, hay giấy phép lao động, cho phép bạn cư trú và làm việc tại Canada trong một khoảng thời gian nhất định. Nhóm lao động này thường chỉ gói gọn một số ngành nghề nhất định.
Thị thực lao động không giúp bạn có được thị thực thường trú.
Ứng viên từ Việt Nam có học vấn, kinh nghiệm làm việc, khả năng ngoại ngữ, độ tuổi thích hợp sẽ có tiềm năng với diện di dân dành cho Lao động chuyên nghiệp từ nước ngoài (from Over-sea).
Chương trình Xét Tuyển Nhanh Express Entry sẽ khiến thời gian xử lý hồ sơ đạt chuẩn xin visa rút ngắn đáng kể, tính bằng tháng.
Ngoài ra, khi hồ sơ đã được chấp nhận vào hệ thống Express Entry, hồ sơ của bạn có thể được lựa chọn bởi các doanh nghiệp Canada đang cần tuyển nhân sự để mời làm việc, và lúc đó hồ sơ xin định cư sẽ đủ điều kiện được ưu tiên xem xét.
Người có bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, khả năng anh văn cao IELTS 6.0
Xem thêm Hệ thống xếp hạng Express Entry
Có nhiều loại Work Permit đến Canada, nhằm quản lý đối tượng lao động từ nước ngoài vào đất nước này làm việc theo những thời hạn nhất định. Không có Work Permit vĩnh viễn. Khác với các giấy phép lưu trú (permit) khác của Canada, Work Permit có nhiều điều kiện, quy định cho người nắm giữ nó, do các quy định chặt chẽ của luật pháp nước này liên quan đến cả nhâp cư lẫn lực lương lao động và xã hội. Những quy định thường gặp gồm (không giới hạn):
– Chỉ được làm việc với chức danh nêu ra trong giấy phép
– Chỉ được làm việc với chủ lao động nêu ra
– Chỉ được làm việc tại địa chỉ nêu ra
– Một số ngành cấm (cờ bạc, rượu bia…)
– Không được đi học, trừ khi được cho phép bởi một giấy phép khác, gọi là giấy phép học tập (Study Permit)
Nghe có vẻ như “bất hợp pháp”, nhưng với các điều kiện cụ thể quy định bởi luật di trú, bạn có thể làm việc tại Canada mà không cần giấy phép một cách hợp pháp.
Cụ thể, nếu sự làm việc đó thuộc các hoàn cảnh sau (không giới hạn):
– Doanh nhân đi công tác, hoặc dự hội thảo, nghiên cứu thị trường ngắn ngày
– Đại Sứ nước ngoài tại Canada (hoặc thành viên gia đình)
– Nghệ sĩ biểu diễn (âm nhạc…) các nhạc hội
– Vận động viên thể thao tham gia các giải đấu
– Phóng viên báo chí đến Canada để đưa tin về các sự kiện
Bạn sẽ cần làm việc này cho bản thân mình khi bạn có dự định:
– Nộp hồ sơ di trú đến Canada (đa số là định cư)
– Xin chuyển đổi & miễn giảm các môn học đã học ở Vietnam trước khi vào học tại một trường đại học, cao đẳng Canada
– Xin việc ở Canada và cần có học vấn tương đương với chuẩn Canada
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học, sau Đại học tại Canada, sinh viên quốc tế cần phải nộp đơn xin Giấy phép làm việc theo PGWPP để được phép ở lại làm việc trong thời gian quy định. PGWP được cấp cho sinh viên quốc tế sau khi hoàn thành chương trình học tối thiểu 8 tháng. Thời hạn PGWP tuỳ thuộc và không vượt quá chương trình học, tối đa lên đến 3 năm.
Câu hỏi: Tôi chuẩn bị nộp hồ sơ xin Post-graduate Work Permit, còn chờ giấy chứng nhận của Trường. Vậy tôi có thể bắt đầu đi làm lúc nào sau khi đã nộp hồ sơ xin Post-graduate Work Permit tại Canada?
Tư vấn bởi: Andrew Anh TT Duong – Chuyên gia Luật di trú Canada, BSc, IRCIC (R509573), 27/12/2017
Post-graduate Work Permit là một dạng work permit đặc biệt cho du học sinh đã tốt nghiệp sau-trung-học (post-secondary) tại Canada với một số điều kiện nhất định. Có work permit này, các bạn có thể làm việc trong bất cứ ngành nghề nào.
Về câu hỏi nêu trên, theo Luật hiện hành thì du học sinh có thể bắt đầu đi làm việc ngay sau khi nộp hồ sơ xin Post-graduate Work Permit , không cần chờ đến khi Post-graduate Work Permit được cấp.
Giấy phép làm việc tự do / mở (OWP – Open Work Permit) là một loại WP đặc biệt, không quy định cụ thể loại hình công việc mà người nắm giữ phải làm. Do đó, người nắm giữ OWP có thể làm việc tại Canada một cách hợp pháp trong bất cứ ngành nghề nào, thậm chí có thể làm kinh doanh (business).
Các đối tượng có thể được cấp OWP bao gồm (không giới hạn):
– Vợ/chồng hoặc người hôn phối của Du Học Sinh Canada (international students), hoặc Lao Động Ngắn Hạn tại Canada (temporary workers)
– Du Học Sinh Canada khi đã hoàn tất chương trình học của mình, sẽ có thể được cấp Post-Graduate Open Work Permit, một dạng OWP riêng cho đối tượng này
– Đối tượng ứng viên xin định cư Canada (nhiều hình thức), trong thời gian chờ đợi quyết định cuối cùng, cùng với vợ/chồng, cũng có thể được xin loại OWP này để làm việc trong thời gian chờ đợi Chính Phủ
– Người đang xin quy chế tị nạn, cùng với vợ/chồng, cũng có thể xin được OWP này để làm việc trong thời gian chờ đợi Tòa Án
Đây là giấy phép đặc biệt dành cho du học sinh đang theo học các chương trình post-secondary.
Với giấy phép này, du học sinh được phép làm việc toàn thời gian (full time) trong một thời gian nhất định và đây là một phần của chương trình học. Du học sinh chỉ được làm việc tại những tổ chức, công ty theo chỉ định của nhà trường.
Đây là một trường hợp của giấy phép làm việc theo chủ doanh nghiệp và giới hạn nơi làm việc cũng như tính chất công việc (Employer Specific Work Permit).
Người lao động có thể làm việc tại Canada nếu người lao động đến từ quốc gia có ký hiệp định thương mại với Canada và nghề nghiệp của người lao động nằm trong danh sách nghề nghiệp của hiệp định đó.
Yêu cầu bắt buộc với công việc là phải toàn thời gian và thường trực từ một doanh nghiệp đạt chuẩn Canada (NAFTA, GATS, Cdn-Korea FTA,…)
Người lao động nước ngoài có thể làm việc tại Canada với giấy phép làm việc được dựa trên một LMIA – Labor Market Impact Assessment, duyệt bởi Employment and Social Development Caanada (ESDC)/ Service Canada.
Người sử dụng lao động phải đồng hành cùng người lao động trong quá trình xin LMIA. Yêu cầu công việc này phải tooàn thời gian và không xác định thời hạn. Phạm vi công việc có thể ở tất cả NOC level (kể cả C và D).
Người nước ngoài có thể được phép làm việc tại Canada nếu có ý định triển khai những công việc có thể tạo ra và duy trì các lợi ích về mặt xã hội, văn hóa, kinh tế nói chung. Nói chung, Work Permit cần đi liền với Giấy Phép Tuyển Dụng Lao Động Nước Ngoài (gọi tắt al2 LMIA) do Bộ Lao Động Canada cấp cho Công ty muốn thuê lao động nước ngoài. Nhưng một số trường hợp đặc biệt được miễn LMIA. Ví dụ như (không giới hạn):
1. Intra-company transferee: là nhân viên của các Chi Nhánh của các Công ty Canada, hoặc đối tác của họ, có thể được làm việc tại Canada trong chính hệ thống
2. Người nước ngoài tham gia vào các công trình nghiên cứu, các công việc liên quan đến tôn giáo, hoặc công việc đến từ tôn giáo
3. Owner Operator
Tại Canada có rất nhiều trang web hỗ trợ tìm việc. Theo đây là một số trang tìm việc tham khảo:
- Emploi Québec
- Adecco
- My Blueprint
- High demand career
- Trang web thư báo như Indeed, Workopolis,…
Tuy nhiên trước khi quyết định gửi hồ sơ, bạn nên lên mạng tìm hiểu về cách viết sơ yếu lí lịch Canada, vì họ có những nguyên tắc về sơ yếu lí lịch khác với Việt Nam và Pháp, cũng như các yêu cầu của công việc (Essential Skills).
Canada đứng thứ 6 trong số 10 quốc gia có mức thu nhập tối thiểu cao nhất thế giới.
Mức dao động nằm trong khoảng từ $9.3 – $10.7 phụ thuộc vào khu vực người dân sinh sống, làm việc. Ngoài ra, đây cũng là quốc gia có mức thu nhập chênh lệch thấp nhất thế giới.