TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TUYỂN SINH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 2019-2023

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG: HƯỚNG DẪN TUYỂN SINH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Việt Nam là thị trường Đông Nam Á hàng đầu của nhiều tổ chức giáo dục quốc tế

  • Sinh viên Việt Nam du học nước ngoài: 137.000 sinh viên (số liệu của UNESCO), chiếm 37% thị trường Đông Nam Á, trên Malaysia (16%), Indonesia (16%) và Thái Lan (9%).
  • Các lĩnh vực học tập hàng đầu: Du lịch, STEM, Kinh doanh và nghiên cứu liên quan đến sức khỏe
  • Các quốc gia du học hàng đầu: Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Canada và Đức.

Hai trong số những xu hướng quan trọng nhất là

  1. Tỷ lệ lớn sinh viên chọn học tại châu Á – đặc biệt là Hàn Quốc
  2. Sự phổ biến của các tổ chức giáo dục xuyên quốc gia (Transnational Education – TNE) tại Việt Nam và số lượng trường quốc tế ngày càng tăng trong nước

Trong một cuộc khảo sát của Tổ chức INTO năm 2022, hơn 4 trên 5 sinh viên trả lời nhấn mạnh tầm quan trọng của phụ huynh với tư cách là người có ảnh hưởng chính đến lựa chọn du học của họ. Phụ huynh đặc biệt ảnh hưởng đến các lựa chọn liên quan điểm đến học tập, lựa chọn trường và lĩnh vực học tập.

Cuộc khảo sát của INTO cho thấy 92% sinh viên nói rằng sự tương tác trực tiếp với các đại diện và đại lý của trường đại học là rất quan trọng đối với họ.

Nghiên cứu cũng cho thấy cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp cũng là yếu tố then chốt trong việc ra quyết định du học của các gia đình Việt Nam và lựa chọn vừa làm việc vừa học tập đóng vai trò quan trọng. Mối quan tâm hàng đầu của các du học sinh Việt Nam là không đủ khả năng trang trải chi phí học tập và sinh hoạt, và nhiều người cũng lo lắng về sự an toàn.

Xét về động cơ, Việt Nam luôn là thị trường nhạy cảm về giá. Mặc dù nền kinh tế đang phát triển nhanh và nhiều gia đình đủ khả năng chi trả để đi du học nhưng học bổng vẫn rất quan trọng. Bộ Thương mại Hoa Kỳ quan sát:

  • Sinh viên Việt Nam trong các gia đình giàu có, thượng lưu dù sẵn sàng đi du học mà không cần học bổng nhưng họ rất tự hào khi kiếm được chúng.
  • Học sinh Việt Nam thuộc các gia đình trung lưu vẫn có đủ khả năng chi trả vào các trường xếp hạng thấp hơn nhưng họ ưu tiên chọn học bổng từ các trường đại học xếp hạng cao hơn.
  • Sinh viên Việt Nam trong các gia đình thuộc tầng lớp thấp hơn phải phụ thuộc vào học bổng và/hoặc hỗ trợ tài chính để có thể đi du học.

Tổng hợp: Huệ Chi

Nguồn tin gốc: ICEF MONITOR