THỐNG KÊ ĐA NGUỒN VỀ BẢN ĐỒ NHU CẦU SINH VIÊN QUỐC TẾ

STUDY PORTAL

Lập bản đồ về nhu cầu sinh viên quốc tế

Báo cáo: ‘Đa dạng hóa với dữ liệu: Thông tin chi tiết về các tổ chức giáo dục đại học’.

Báo cáo mới từ Studyportals dựa trên dữ liệu tìm kiếm của chính nền tảng cũng như số liệu thống kê về việc di chuyển của UNESCO và OECD để lập bản đồ về nhu cầu của sinh viên quốc tế.

Nghiên cứu cho thấy việc tuyển sinh vẫn tập trung cao độ ở hầu hết các điểm đến nhưng các thị trường tăng trưởng mới đang mở ra cơ hội cho số lượng sinh viên nước ngoài đa dạng hơn.

Trên thực tế, ước tính của UNESCO và OECD chỉ ra rằng có 14 quốc gia đóng góp gần một nửa tổng số sinh viên du học, trong này Trung Quốc và Ấn Độ đang và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính khi chiếm gần 30% tổng số sinh viên ở nước ngoài. Việt Nam ngạc nhiên đứng vị trí thứ ba sau 2 quốc gia trên.

Báo cáo ghi rõ: “Sự di chuyển của sinh viên toàn cầu trong 30 năm qua phụ thuộc vào một quốc gia – Trung Quốc, quốc gia trong nhiều thập kỷ là quốc gia gửi sinh viên quốc tế lớn nhất thế giới và – gần đây – là quốc gia tiếp nhận. Tuy nhiên, trong thời gian tới, sức nặng kinh tế và nhân khẩu học của Ấn Độ cũng phản ánh số lượng sinh viên quốc tế: số lượng thị thực sinh viên Ấn Độ đã vượt quá số lượng thị thực sinh viên Trung Quốc ở Canada, và lần đầu tiên, ở Anh, và tăng nhanh ở Mỹ và Úc.”

Báo cáo cũng lưu ý rằng, trong số 209 quốc gia trên thế giới, 54 quốc gia đã chiếm 80% – hoặc 4/5 – tổng số sinh viên đại học ở nước ngoài, bao gồm một số thị trường tăng trưởng quan trọng trong tuyển sinh sinh viên, bao gồm Nigeria, Pakistan, Iran, Maroc, Ả Rập Saudi, Colombia, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ai Cập, Sri Lanka và Philippines.

Ngoài ra, Báo cáo thể hiện thêm “Mỗi năm có 52 triệu sinh viên sử dụng Studyportals để tìm kiếm chương trình phù hợp, chiếm 80% sự quan tâm của sinh viên quốc tế

Trong khi việc đào tạo cơ bản truyền thống vẫn còn tồn tại, các nước đang phát triển lại thúc đẩy nhu cầu học đại học của sinh viên, đặc biệt là giáo dục đại học quốc tế với các ngành chất lượng cao có thể mở ra cơ hội nghề nghiệp toàn cầu. Sự không phù hợp giữa cung và cầu cũng đang diễn ra ở các quốc gia tuyển sinh, nơi các tổ chức giáo dục đôi khi đang bù đắp cho tình trạng suy giảm nhân khẩu học bằng dòng nhân tài toàn cầu. Vậy nên các cơ sở đại học cần mở rộng phạm vi tiếp cận quốc tế của họ. Chỉ phụ thuộc vào một số ít quốc gia về số lượng sinh viên là một chiến lược đầy rủi ro.

Tổng hợp: Huệ Chi

VisasToCanada TAGS: News Immigration-Di trú Canada, IRCC News, News Du Học Sinh

Nguồn: STUDY PORTAL