IRCC KHUYẾN CÁO – MỌI CAM KẾT THÀNH CÔNG VISA ĐỀU GIAN DỐI

SỰ ĐẢM BẢO (LỜI HỨA CHẮC CHẮN ) ĐƯỢC NHẬN VISA CANADA

thật sự là GIAN DỐI

Chính phủ Canada gần đây đã ban hành các thông báo liên quan đến vấn nạn gian dối, lừa đảo trong di trú. Trong đó, có 2 thông điệp rất rõ ràng, sẽ được giới thiệu trong bài viết này (link cuối bài), trong nhiều nhiều thông điệp khác sẽ tiếp tục được giới thiệu trong các bài viết sau.
1. Tuyệt đối Không có việc ĐẢM BẢO THÀNH CÔNG VISA hay một công việc làm tại Canada.
2. NẾU MỘT SỰ ĐẢM BẢO (LỜI HỨA) CÓ VẺ QUÁ TỐT ĐỂ CÓ THỂ LÀ SỰ THẬT, THÌ THẬT SỰ ĐÓ LÀ GIẢ MẠO.
Các thông điệp này đã được lan tải rộng rãi trên thông tin chính thống của toàn bộ các bộ, ban ngành của chính phủ Canada không chỉ riêng Bộ Di Trú, bao gồm các trang mạng xã hội chính thức của chính phủ.
THẢO LUẬN VỚI CHUYÊN GIA
  • Theo Luật Di Trú Canada thì chỉ nhân viên chính phủ, cụ thể là nhân viên bộ di trú Canada, mới có thẩm quyền quyết định việc cấp hay không cấp visa (thị thực) cho hồ sơ xin, và quyết định của họ sẽ dựa hoàn toàn theo luật và độc lập với mọi tác động chủ quan bên ngoài. Nói cách khác, không ai có thể can thiệp vào quá trình xét & cấp visa của chính phủ Canada.
  • Khách hàng/ Đương đơn xin visa Canada nên hiểu rõ rằng việc “đảm bảo thành công visa Canada của tư vấn” là không thể, và là hành động vi phạm nghiêm trọng luật Di Trú Canada của những ai làm tư vấn. Không thể đơn giản là vì không thể hứa cái mình không quyết định được, phạm luật nghiêm trọng là vì đã biết luật mà vẫn có tình vi phạm. Do đó, đương đơn/ người xin visa nên mạnh mẽ nói không với những tư vấn vi phạm luật pháp kiểu này, dù sự việc có thể không nghe theo ý mình muốn.
  • Thực tế là đối tượng tư vấn xin visa vào Canada tồn tại rất nhiều ở ngoài lẫn trong nước Canada, và nếu không được Canada cấp phép thì không phải là tư vấn di trú hợp pháp (TVDTHP) theo luật hiện hành. Thành phần này không được đào tạo và quản lý, nên thường xuyên có các tư vấn sai luật để thu phí, vô tình hay cố ý, thậm chí bất chấp luật lệ để trục lợi, bao gồm vi phạm chi tiết cơ bản quan trọng này. Tuy không phải tất cả các TVDT không HP đều như vậy, nhưng tình trạng sai luật trong đó vẫn rất nhiều và phổ biến, nhất là ở ngoài Canada.
  • Bên cạnh đó là sự không công bằng trong lĩnh vực tư vấn di trú giữa những người TVDTHP và không HP, khi người hợp pháp hiểu luật và làm đúng, thì đối tượng không hợp pháp luôn tìm cách lách luật để khách hàng hiểu (lầm) rằng họ có thể “đảm bảo visa vào Canada” và thu hút khách hàng một cách bất chấp. Người làm đúng luôn gặp khó khăn lớn khi phải đối diện với sự cạnh tranh không lành mạnh này. Các đối tượng làm sai luật luôn có thế mạnh vượt trội là lợi dụng tâm lý “mong muốn được visa” của khách hàng và nói theo hướng đó, bao gồm việc cam kết trái luật.
  • Thành ngữ “Too Good To Be True” tạm dịch là nếu một lời hứa (trong di trú) có quá nhiều sự dễ dàng và đẹp đẽ đến mức không thật (như lời các đối tượng phạm luật) thì đó hẳn là lừa đảo. Thành ngữ TOO GOOD TO BE TRUE được lặp lại nhiều lần trong các tài liệu công báo đã thể hiện sự nghiêm túc của Chính phủ Canada khi đối diện với vấn nạn cố ý làm sai luật, giả mạo & lừa đảo trong di trú, cũng như cam kết tích cực xử lý tệ nạn này.
Dịch & thảo luận: Andrew Duong, BSc, RCIC (6-2023)

Nguồn: IRCC