CÂU CHUYỆN TÒA ÁN – QUYỀN NHẬN ĐỊNH CHỦ QUAN (DISCRETIONARY POWER) CỦA NHÂN VIÊN BỘ DI TRÚ CANADA LÀ GÌ

QUYỀN NHẬN ĐỊNH CHỦ QUAN

Discretionary Power

TÓM LƯỢC

Ngày 08/6/2018, Quan tòa Gascon của Tòa Liên bang Canada ra phán quyết trên đơn xin cứu xét của chị SKM (quốc tịch Congo) khiếu nại quyết định từ chối (lần 2) đơn xin Giấy phép Học tập của chị (Study Permit) từ Bộ Di trú Canada IRCC vào năm 2017.

Chị SKM đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ sư hóa chất tại Hàn Quốc, lấy bằng Thạc Sĩ liên quan và đang xin học Tiến Sĩ ngành Hóa Chất tại Quebec Canada. Chị được học bổng bởi chính đơn vị chỗ chị đang làm việc, và họ có hứa sẽ tiếp nhận đương đơn lại làm việc sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ.

 

Chị SKM trong hồ sơ lần hai đã chuẩn bị kỹ về kế hoạch tài chính và kế hoạch làm việc tại Congo sau tốt nghiệp. Tuy vậy hồ sơ vẫn bị IRCC từ chối với lý do tài chính và khả năng rời Canada, và “người officer đã sử dụng thẩm quyền nhận định chủ quan (*) của mình để đưa ra quyết định sau khi đã xem xét các bằng chứng.
Quan tòa nhận thấy nhân viên IRCC đã không nói rõ được lý do không chấp thuận các bằng chứng chị SKM đưa ra, dẫn đến mặc dù hồ sơ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, lý do từ chối tương tự các lý do đã được đương đơn chuẩn bị.
Quan tòa không đánh giá lại (không làm thay) quyết định visa của nhân viên IRCC hay phủ nhận Quyền nhận định chủ quan của họ, nhưng khi phát hiện ra lỗi thì Tòa sẽ bác quyết định đó. Quan tòa làm điều này dựa trên quy định của luật pháp Canada là “quyết định từ chối cần rơi vào vùng hợp lý vaf chấp nhận được trên nền tảng của bằng chứng và luật pháp” (*).
Hồ sơ xin Giấy phép Học tập của chị SKM được trả về IRCC để xem xét lại bởi một nhân viên mới.
NHẬN ĐỊNH TỪ CHUYÊN GIA DI TRÚ CANADA
  1. Nhân viên IRCC có đặc quyền sử dụng Quyền nhận định chủ quan khi xem xét hồ sơ xin visa vào Canada để từ chối hồ sơ khi cần thiết, đặc biệt khi luật cho phép một giả thuyết “mặc định người xin vào Canada đều có ý định định cư” (*).
  2. Về tổng thể việc xin Giấy phép Học tập của đương đơn rất rõ ràng, minh bạch và được chứng minh đầy đủ bởi bằng chứng nên quan tòa đã thông cảm. Quan tòa đồng ý với nhân viên IRCC có quyền sử dụng Quyền nhận định chủ quan nhưng nhân viên không được bỏ quan các bằng chứng ngược lại ý định (từ chối) của mình, hoặc khi đã xem xét mà vẫn từ chối thì phải nói rõ được lý do.
  3. Hy vọng hồ sơ xin Giấy phép Học tập của đương sự sẽ nhận được kết quả tích cực.
  4. Quyền nhận định chủ quan của nhân viên IRCC là một quyền rất ảnh hưởng đến các hồ sơ xin visa, và đương nhiên đến người xin visa và tư duy làm hồ sơ xin visa. Đó không phải là một việc đơn giản là đọc và hiểu hướng dẫn phải làm gì và làm theo đúng trong bối cảnh quá nhiều sự lợi dụng di trú Canada hiện tại.
  5. Hồ sơ xin visa vào Canada (mọi diện) hiện nay cho thấy ngày càng khó khăn do cung luôn hạn chế trong khi cầu là vô hạn, nên hồ sơ luôn cần được thực hiện với một tư thế và tinh thần nghiêm túc nhất.
Dịch & thảo luận: Andrew Duong, BSc, RCIC (8-2023)

Nguồn: Federal Court Canada

DISCLAIMER – KHUYẾN NGHỊ

Nội dung được chia sẻ của bài viết mang ý nghĩa cung cấp thông tin tích cực và hữu ích đến đại chúng có nhu cầu di trú để tham khảo, và không phải là tư vấn di trú chính thức. Do vậy, dù nội dung có thể thiếu/ sai sót nhưng do chúng không mang tính đảm bảo cho bất kỳ kết quả áp dụng nào, chúng tôi miễn trừ mọi trách nhiệm liên quan.

Nội dung được trích dẫn từ thông tin chính thức trên website của Tòa Án Liên Bang Canada, công khai cho mọi người truy cập. Nhận định của cá nhân người viết mang tính xây dựng, tích cực, không hướng đến cá nhân nhân vật liên quan, với mong muốn cải thiện nền di trú Canada lành mạnh văn minh.