CÂU CHUYỆN TÒA ÁN – HẬU QUẢ CỦA NỘP THÔNG TIN KHÔNG CHUẨN TỪ ĐẦU

HỒ SƠ BẢO LÃNH BỊ TỪ CHỐI

bởi cả 2 cấp xem xét là Bộ Di trú Canada và Ủy Ban Di trú và Tị nạn Canada

TÓM LƯỢC
Ngày 28/4/2017, Tòa Án Liên bang Canada ra phán quyết bác đơn kiện xin xem xét trường hợp của ông LTT (gốc Việt Nam), khi hồ sơ bảo lãnh vợ của ông là bà TLTN (người Việt Nam) bị từ chối bởi cả 2 cấp xem xét là Bộ Di trú Canada và Ủy Ban Di trú và Tị nạn Canada.
Về cá nhân thì ông LTT, 46 tuổi, từng có hôn phối từ 1999 đến khoảng 2010, có 2 con trai riêng (2001 & 2005). Bà TLTN (45 tuổi) cũng từng có hôn nhân từ 2000 đến 2007 và có một con gái riêng (1996).
Tòa Liên bang sau khi xem xét tổng thể lẫn chi tiết vụ việc, đã nhận định các lý do đưa ra bởi Ủy Ban DT&TN để bác đơn kiện của ông LTT là hợp lý. Các thông tin do đương đơn cung cấp ở nhiều lúc khác nhau có nhiều sai lệch ở nhiều khía cạnh, nhiều mức độ, bao gồm thông tin trong hồ sơ nộp vào (làm bởi Tư vấn – lời khai ông LTT) so với thông tin từ các cuộc phỏng vấn các đương sự.

Đặc biệt, có các thông tin vốn tưởng chừng không liên quan nhưng lại gây nhiều nghi ngờ bao gồm: địa chỉ cư trú của bà TLTN ở VIệt Nam tại nhà của người anh bị khai khác nhau ở từng thời điểm, hay mối quan hệ của ông LTT với người yêu cũ vốn khai đã chấm dứt từ 2008 nhưng Ủy Ban đã tìm thấy bằng chứng hai người đã cùng qua qua Mỹ vào năm 2011…

Mặc dù ông LTT đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích chứng minh cho cuộc hôn nhân của mình là thật song song với các thông tin thiếu chính xác kia, nhưng sau khi cân nhắc kỹ lưỡng theo quy tắc “mức độ phù hợp”, Tòa vẫn coi trọng lập luận của Ủy ban DT&TN hơn là lập luận của đương đơn.

Kết quả là đơn xin cứu xét lên Tòa Liên bang bị từ chố, đồng nghĩa với kết quả từ chối hồ sơ bảo lãnh vợ của ông LTT bị giữ nguyên.

NHẬN ĐỊNH TỪ CHUYÊN GIA DI TRÚ CANADA
  • Theo góc nhìn của chuyên gia tư vấn di trú, thì nếu cuộc hôn nhân của ông LTT với bà TLTN là thật theo nhiều chi tiết thuyết phục đương đơn đã nộp, thì thật đáng tiếc khi mức độ thuyết phục đó chưa đủ cho Tòa chấp nhận khi cân nhắc yếu tố thuyết phục với yếu tố không thuyết phục. Việc cung cấp thông tin đồng nhất chứng tỏ sự trung thực của người khai.
  • Cho thấy vai trò của tính chính xác, trung thực và đầy đủ của bộ hồ sơ đầu vào là rất quan trọng, nếu không về sau sẽ dễ bị phát hiện trong quá trình xử lý. Điều đó đồng nghĩa với việc có một bộ hồ sơ đầu vào chuẩn mực từ đầu sẽ quyết định sự thành bại.
  • Đáng tiếc khi ông LTT có sử dụng Tư vấn, người vốn chuyên nghiệp hơn bình thường, nhưng việc làm của Tư vấn có lẽ là chưa chuẩn, chưa giỏi, khiến hồ sơ đầu vào chứa nhiều thông tin không chắc chắn, dẫn đến bị phát hiện sai sót và bị đánh giá thấp về sau.
  • Sau phán quyết cuối cùng của Tòa Liên bang, hồ sơ xem như hết hy vọng. Tuy vậy, ông LTT vẫn có thể nộp lại hồ sơ mới trong tương lai, nếu có thêm dữ liệu mới, tích cực, và quan trọng hơn là nếu sẽ sử dụng Tư vấn cho lần sau thì nên chọn Tư vấn Di trú chuẩn mực.
Dịch & thảo luận: Andrew Duong, BSc, RCIC (6-2023)

Nguồn: Federal Court Canada

DISCLAIMER – KHUYẾN NGHỊ

Nội dung được chia sẻ của bài viết mang ý nghĩa cung cấp thông tin tích cực và hữu ích đến đại chúng có nhu cầu di trú để tham khảo, và không phải là tư vấn di trú chính thức. Do vậy, dù nội dung có thể thiếu/ sai sót nhưng do chúng không mang tính đảm bảo cho bất kỳ kết quả áp dụng nào, chúng tôi miễn trừ mọi trách nhiệm liên quan.

Nội dung được trích dẫn từ thông tin chính thức trên website của Tòa Án Liên Bang Canada, công khai cho mọi người truy cập. Nhận định của cá nhân người viết mang tính xây dựng, tích cực, không hướng đến cá nhân nhân vật liên quan, với mong muốn cải thiện nền di trú Canada lành mạnh văn minh.