BỊ TÒA ÁN LIÊN BANG CANADA BÁC ĐƠN KIỆN
dù đương đơn đã có con chung với người hôn phối
Anh SVN và chị DTTN có chung một người con sinh năm 2012.
Những thông tin sai ngược và thiếu đồng nhất cung cấp bởi vợ chồng anh SVN làm cho Tòa Án nhận thấy cuộc hôn nhân đầu của anh với vợ người Trung Quốc là giả mạo, với mục đích chính là để tìm kiếm tư cách di trú Canada (tư cách thường trú nhân, sau sẽ thành công dân). Điều này dẫn đến sự nhận định thiếu tin tưởng vào cuộc hôn nhân hiện tại của anh SVN và chị DTTN là trung thực, dù họ có con chung, và Tòa đã đi đến kết luận hôn nhân hiện tại là không trung thực.
Kết quả là hồ sơ xin bảo lãnh vợ của anh SVN không thành công, đơn kiện mong muốn hủy bỏ kết quả trên cũng bị bác, đương đơn không còn cách nào khác để đoàn tụ tại Canada ở thời điểm đó.
- Hệ thống di trú Canada có một Ủy ban Di Trú & Tị Nạn (Immigration & Refugee Board of Canada) là nơi xem xét các đơn kiện về di trú và tị nạn xin nhập cư vào nước này. Trong đó, về mảng di trú thì Ủy ban chỉ xem xét các đơn liên quan đến các diện bảo lãnh. Ủy ban không xét các đơn kiện của đương đơn thuộc diện xin thị thực khác. Khi một hồ sơ bảo lãnh bị Bộ Di trú từ chối, đương đơn có thể nộp đơn kiện Bộ Di trú lên Ủy ban này.
- Tòa án Liên Bang Canada (Federal Court of Canada) là nơi thụ lý tất cả mọi vụ việc liên quan di trú, bao gồm cả bảo lãnh vốn đã bị từ chối bởi Bộ Di trú và sau đó bị bác đơn kiện ở Ủy ban Di trú & Tị nạn. Tòa Liên Bang là cấp cao nhất trong hệ thống tư pháp Canada thụ lý hồ sơ liên quan di trú, và quyết định của Tòa là cuối cùng.
- Anh SVN đã không giải thích được lý do tại sao thời gian nhập cảnh của người vợ đầu lại trùng với thời gian quen biết với người vợ sau. Anh đã bảo lãnh người vợ đầu, lại không chào đón cô ta khi cô ta nhập cảnh vì lý do phải về Việt Nam tìm vợ mới, chứng tỏ cuộc hôn nhân đầu đó không có thật.
- Không may là dù đã “vượt qua” được sự xem xét của Bộ Di trú ở lần đầu bảo lãnh vợ, vốn rất chặt chẽ, anh SVN lại để sự thật này bị phát hiện ở lần bảo lãnh thứ hai. Nguyên tắc là nếu cuộc hôn nhân đầu không thành, dẫn đến việc anh SVN không quan tâm đến người vợ đầu, anh SVN phải báo cáo hủy đơn bảo lãnh. Nhưng anh SVN đã không làm vậy. Ở lần nộp đơn này, anh SVN cũng đã không báo cáo cho đến khi bị phát hiện bởi các bằng chứng.
- Điều không may nữa là, Tòa Liên Bang đã đồng ý với phán quyết của Ủy Ban DT&TN, nhận định hôn nhân hiện tại của đương đơn là không thể trung thực khi anh SVN đã từng vi phạm luật ở lần bảo lãnh đầu (đã mất uy tín). Hiện hữu, cho rằng vợ chồng anh SVN và chị DTTN đã có một cuộc hôn nhân thật sự, nhưng ắt hẳn họ sẽ phải chờ đợi rất lâu thêm nữa để có thể được đoàn tụ tại Canada, dù họ đã có chung một người con trai.
- Những hành động vi phạm luật trong quá khứ di trú Canada sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu di trú hiện tại và cả tương lai của đương đơn lẫn các cá nhân liên quan. Lần nộp hồ sơ này, chính phủ Canada đã vừa phát hiện việc hôn thú không trung thực lần trước, vừa từ chối hồ sơ hôn thú hiện hữu.
Nguồn: Federal Court Canada
DISCLAIMER – KHUYẾN NGHỊ
Nội dung được chia sẻ của bài viết mang ý nghĩa cung cấp thông tin tích cực và hữu ích đến đại chúng có nhu cầu di trú để tham khảo, và không phải là tư vấn di trú chính thức. Do vậy, dù nội dung có thể thiếu/ sai sót nhưng do chúng không mang tính đảm bảo cho bất kỳ kết quả áp dụng nào, chúng tôi miễn trừ mọi trách nhiệm liên quan.
Nội dung được trích dẫn từ thông tin chính thức trên website của Tòa Án Liên Bang Canada, công khai cho mọi người truy cập. Nhận định của cá nhân người viết mang tính xây dựng, tích cực, không hướng đến cá nhân nhân vật liên quan, với mong muốn cải thiện nền di trú Canada lành mạnh văn minh.