Study plan – ĐIỂM SÁNG QUAN TRỌNG CHO VISA DU HỌC CANADA

Visa du học Canada là cánh cửa bắt buộc du học sinh, sinh viên cần mở ra cho hành trình khám phá và trải nghiệm xứ sở lá phong thịnh vượng, văn minh cùng nền giáo dục tuyệt vời tại đây. Đồng thời, visa du học cũng chính là cơ hội tốt để du học sinh, sinh viên hưởng vô vàn những chính sách ưu đãi với du học sinh quốc tế trong và sau quá trình học ở đất nước này.

Vậy đâu là điểm sáng mà du học sinh, sinh viên nên trau chuốt cho bộ hồ sơ xin visa du học Canada của mình? Đó chính là một Study Plan hoàn chỉnh sẽ là một bước đệm quan trọng cho cánh cửa đến Canada của du học sinh, sinh viên.

Study Plan là bản kế hoạch học tập tóm tắt toàn bộ thông tin cá nhân cũng như nguyện vọng của bản thân. Một study plan hoàn chỉnh có thể được xem như văn bản thay cho một cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa du học sinh, sinh viên và nhân viên xét duyệt hồ sơ. Study Plan là bản giải thích chi tiết và thống nhất từ thông tin cá nhân, nền tảng học vấn, công việc và gia đình, thành tích, mong muốn….để lý giải một cách thuyết phục nguyên nhân Canada là lựa chọn theo học của du học sinh, sinh viên, hay lý do chương trình học và ngôi trường bạn đăng kí là nguyện vọng của người học. Bên cạnh đó, study plan cũng nên nêu lên được khả năng tài chính và kế hoạch sau khi hoàn thành khóa học của người học.

Như vậy, có thể xem Study Plan chính là bằng chứng thuyết phục nhất với người xét duyệt/ phỏng vấn rằng mục đích duy nhất của du học sinh, sinh viên khi sang Canada là đi học.

NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY TRONG STUDY PLAN

Trong một Study Plan, du học sinh, sinh viên bạn cần phải giải trình được một số câu hỏi, được chia thành những nội dung chính như sau:

  1. Lý do bạn chọn học ngành học này

Du học sinh cần phải trả lời được nguyện vọng học ngành này của bản thân và mục đích của mình khi du học là gì. Câu trả lời này là tùy thuộc vào từng trường hợp cá nhân.

# Why do you wish to study in Canada in the program for which you have been accepted?
# What is your overall educational goal?

Một số tình huống cá nhân được phân theo các trường hợp theo sau:

Trường hợp học cùng ngành nhưng học ngược trở lại văn bằng thấp hơn: ví dụ sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp đại học nhưng lại muốn học trở lại văn bằng diploma.

Giải thích cho tình huống này có thể nêu lên về những kiến thức của sinh viên tiếp thu được ở Đại học mang tính chất hàn lâm, không có nhiều những kỹ năng nghề nghiệp mà bạn cần trang bị. Đào tạo ở bậc Đại học tại Việt Nam, sinh viên phải trải qua hai năm đại cương trước khi vào học chuyên ngành. Sinh viên không cảm thấy đủ kiến thức để áp dụng vào công việc hoặc để tìm việc do hai năm chuyên ngành không được đào tạo chuyên sâu.

Trường hợp sinh viên chọn không đúng ngành đã có  chuyên môn: sinh viên nên thể hiện ngành học mới này giúp ích cho định hướng tương lai của bản thân.

Hoặc có thể nêu lên ngành học đó là lẽ sống của bản thân. Chẳng hạn, lòng yêu thiên nhiên môi trường và sinh viên mong muốn được cống hiến trong lĩnh vực môi trường. Mặc dù trước đó, ngành học của sinh viên không có liên quan gì đến ngành môi trường.

Trường hợp học đúng chuyên ngành và đúng lộ trình: Sinh viên cần phải trả lời được hai câu hỏi sau:

#Why are you not pursuing a similar program in your country of residence/citizenship? (Vì sao bạn không theo đuổi tiếp chương trình tương tự tại Việt Nam là quốc gia của bạn?)
Câu hỏi này không quá khó với sinh viên. Bước ra thế giới để trải nghiệm và học hỏi là một ý có thể đưa vào để tăng thêm tính thuyết phục cho kế hoạch học tập tại Canada.

#What research have you done into studies in your country of residence/citizenship? (Bạn đã có công trình nghiên cứu nào về lĩnh vực này hay chưa?)
Câu hỏi này đòi hỏi sinh viên cần có sự tìm hiểu về trình độ giáo dục đối với ngành học mà mình đang dự định du học. Sinh viên có thể đưa ra về chất lượng đào tạo quốc tế tại các quốc gia phát triển sẽ giúp mình có cơ hội thực nghiệm nhiều hơn và cọ xát thực tiễn hơn.

#How will this program enhance your employment opportunities in your country of residence/citizenship? (Cơ hội nghề nghiệp của bạn khi hoàn tất quá trình đào tạo tại Canada về ngành học này)

Nội dung này thể hiện sự hiểu biết của sinh viên về cơ hội nghề nghiệp tại Việt Nam sau khi hoàn tất quá trình đào tạo tại Canada và sự nghiêm túc khi du học tại Canada về ngành này hay không.
Sinh viên có thể dùng những số liệu chứng minh về tương lai phát triển của ngành tại Việt Nam thông qua thông tin chứng thức, và qua người thật việc thật. Những lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động Việt Nam sau khi sinh viên đạt được bằng cấp quốc tế của Canada cũng là ý quan trọng.

#What ties do you have to your country of residence/citizenship? (Những ràng buộc cá nhân của bạn với đất nước sở tại, cụ thể ở đây là Việt Nam)

Đó là những ràng buộc về mối quan hệ gia đình, công việc mà sinh viên có thể nêu lên trong kế hoạch học tập tại Canada.

# If it has been more than 2 years since you have left full-time education, please provide your C.V. (resumé). (Nêu thông tin nếu có về việc bạn đã rời công việc chính thức hơn 2 năm).
Sinh viên trả lời nội dung này theo thực tế của cá nhân.

# What is your parents’/guardians’ immigration status in their current country of residence?
Sinh viên trả lời nội dung này theo thực tế của cá nhân.

2. Bố cục và văn phong

Bố cục đoạn văn (paragraph): câu đầu tiên của bài phải là câu chủ đề của toàn bài. Ví dụ: Tôi viết study plan này nhằm mục đích giải thích lý do tôi chọn học ngành Marketing, tại University of Manitoba tại Canada”

Câu đầu của từng đoạn văn sẽ bao hàm nội dung chính của từng đoạn văn.
Dùng câu chủ động, không nên dùng câu bị động.
Dùng câu đơn, hạn chế dùng câu phức.
Dùng họ tên (full name) đúng chuẩn. Ví dụ: Nguyễn Huỳnh Thanh Mai, viết theo tiếng Anh sẽ là Huynh Thanh Mai Nguyen, đây cũng sẽ là họ tên được thể hiện trên visa của sinh viên.

Một Study Plan để chứng mình quá trình học tập nghiêm túc và dự định để trở về Việt Nam của sinh viên là cần thiết, thể hiện sự quyết tâm du học và định hướng nghề nghiệp, định hướng tương lai. Study Plan có tính thuyết phục cao sẽ góp phần vào việc tăng khả năng thành công của việc có được Bộ Di trú Canada cấp visa du học hay không.

Photo: Image courtesy of Graphics Mouse ID-10032588 at FreeDigitalPhotos.net