CHỐNG GIAN LẬN di trú CANADA, LAO ĐỘNG – ĐIỀU TRA CỦA CBC NEWS VỀ QUẢNG CÁO ONLINE BÁN CÔNG VIỆC VÀO CANADA TỪ ẤN ĐỘ

ĐIỀU TRA VỀ GIAN LẬN LAO ĐỘNG TẠM CƯ

tin gốc của Báo CBC News ngày 30/10/2024

NGÀY 30/10/2024, BÁO CBC NEWS CỦA CANADA ĐƯA TIN TỰA ĐỀ “CÓ VIỆC LÀM HAY KHÔNG CÓ VIỆC LÀM? QUẢNG CÁO BẤT HỢP PHÁP ONLINE BÁN CÔNG VIỆC CHO LAO ĐỘNG TẠM CƯ” CỦA NHÓM TÁC GIẢ.

  • Nhóm điều tra của CBC News đã phát hiện hàng chục quảng cáo bán LMIA trên trang Kijiji, và đã liên hệ một cá nhân rao bán LMIA với mức giá $25,000 đôla. Phóng viên đã sử dụng tư cách một du học sinh tìm việc làm để có thể định cư Canada sau đó. Người rao bán hỏi kỹ phóng viên là muốn LMIA “có việc thật” hay “không có việc thật”;

SAU ĐÂY LÀ CÁC CHI TIẾT ĐÁNG CHÚ Ý KHÁC

  • Luật Di trú Canada hiện hành quy định rõ, mua bán LMIA hay công việc là bất hợp pháp dưới mọi hình thức;
  • Bà Ravi Jain, Luật sư Di trú tại Toronto, nói rằng “người bán LMIA này đang làm việc phạm pháp nghiêm trọng nhưng rất công khai”, điều đó cho thấy có nhiều người hiểu rõ về luật pháp nhưng cố tình vi phạm & lợi dụng luật pháp;
  • Điều tra cho thấy loại hình phạm pháp này có 2 dạng, với một công việc thật và với công việc không thật đi kèm việc đảm bảo cung cấp giấy tờ lao động giả để xin PR về sau cho người mua dù người mua việc làm đó không có việc để làm. Trong các quảng cáo thường thấy bên dưới tiếng Anh là chú thích tiến Hindi (Ấn Độ) cho sự lựa chọn đó;
  • CẤN GHI CHÚ RÕ lại rằng, cho dù sự giao dịch liên quan đến việc làm thật hay không thật thì hành vi đó cũng là phạm pháp, vì luật Canada cấm mua bán công việc và LMIA để xin visa nhập cư diện lao động;
  • Mức phí bán LMIA đưa ra từ $25,000 đến $45,000 có thể bao gồm tiền trả cho chủ doanh nghiệp cho nhiều lý do, bao gồm lý do để “xoay vòng tiền lương” cho người lao động;
  • “Xoay vòng tiền lương” hay “salary circiling” là thuật ngữ mô tả hình thức dùng tiền của người lao động để trả lương cho chính họ và trả các loại thuế phí cho việc thuê mướn lao động hàng tháng, và người chủ doanh nghiệp không tốn bất cứ khoản nào. Rõ ràng đây là hành vi gian dối, gian lận để che đậy cho một công việc không có thật;
  • “Rõ ràng chủ doanh nghiệp đã đồng lõa (với người lao động) và họ sẽ thu được rất nhiều tiền..” bà Jain nói;
  • Hàng loạt các Luật sư Di trú khẳng định rằng, cả người mua việc và người bán việc đều đã vi phạm luật nghiêm trọng, gian dối và tư vấn gian dối, nếu bị phát hiện sẽ đối diện án phạt hình sự nặng, bao gồm phạt tiền lên đến $100,000 hay phạt tù lên đến 5 năm;
  • Nhiều chuyên gia cho rằng “có thể” người lao động không biết việc mua công việc là bất hợp pháp, nhưng theo bà Jain, thì sự đồng lõa giữa người mua người bán là quá rõ ràng;
  • Thống kê cho thấy lượng quảng cáo online bất hợp pháp tương tự tăng gấp 3 sau khi Chính phủ canada tuyên bố sẽ giảm lượng nhập cư mới cho diện lao động tạm cư trong vài tháng gần đây;
  • Kẻ bán job luôn rất kín kẽ, không nói nhiều về chi tiết của công việc qua phone hay chữ viết, và luôn yêu cầu người muốn mua đến gặp mặt tại văn phòng (tại Toronto) với tiền mặt trên tay;
  • Tháng 10/2024, trước áp lực của thất nghiệp và lạm phát, thiếu hụt nhà ở, Chính phủ Canada đã tuyên bố sẽ cắt giảm lượng người định cư hàng năm xuống ít nhất 20% cho 3 năm tới. Cụ thể cho năm 2025 sẽ chỉ còn chỉ tiêu định cư 395,000 người được định cư thay vì 485,000 như công bố cuối năm ngoái 2023;
  • Áp lực định cư luôn thường trực tại Canada cho giới tạm cư. Khi công việc có LMIA sẽ được hệ thống (ở đây hiểu là hệ thống Express Entry) cho thêm 50 điểm, công việc ở vị trí quản lý thì được thêm 200 điểm, sẽ tạo khác biệt giữa những cá nhân có cùng cá điều kiện khác như tuổi, anh văn, bằng cấp… Thống kê cho thấy hiện Canada có gần 2.8 triệu người tạm cư đang sinh sống, nên việc cạnh tranh để tìm cách định cư chứa đựng áp lực rất lớn, khiến người tạm cư dễ đồng tình với các biện pháp có thể hỗ trợ mục tiêu lớn là định cư một cách bất chấp. “Đơn giản là cái bánh đã trở thành quá nhỏ…”;
Tóm lược, dịch: Andrew Duong RCIC
Link thông tin gốc liên quan: Bài của Báo CBC News ngày 30/10/2024