ĐIỀU TRA VỀ GIAN LẬN LAO ĐỘNG TẠM CƯ
tin gốc của Báo CBC News ngày 30/10/2024
NGÀY 30/10/2024, BÁO CBC NEWS CỦA CANADA ĐƯA TIN TỰA ĐỀ “NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM CƯ NÀY NÓI RẰNG ANH ĐÃ PHẢI TRẢ LƯƠNG CHO MÌNH BẰNG CHÍNH TIỀN CỦA MÌNH, CHO MỘT VỊ TRÍ NẤU BẾP KHÔNG THẬT” CỦA NHÓM TÁC GIẢ.
Một người đàn ông, Ấn Độ, đã nhập cảnh Canada vào 2022 với visa Lao động được tư vấn bởi một tư vấn di trú. Ông này đã được cấp 2 năm Work permit ở một vị trí Bếp (Cook) tại nhà hàng Turtle Jack’s Muskoka Grill tại thành phố Oakville bang Ontario. Tuy nhiên, ông đã không được làm việc như hợp đồng lao động, mà trái lại phải chuyển tiền cho quản lý nhà hàng số tiền mặt $3,000 đôla mỗi 2 tuần, để rồi quản lý nhà hàng sẽ chuyển trả lại vào tài khoản của ông dưới hình thức trả lương, cùng với giấy tờ lao động theo quy định.
SAU ĐÂY LÀ CÁC CHI TIẾT ĐÁNG CHÚ Ý KHÁC
- Ông này được hứa hẹn sẽ được hỗ trợ giấy tờ lao động & kinh nghiệm để sau này xin quy chế Thường trú nhân (PR). Ông đã rời công việc này từ 5/2024;
- Hải quan Canada CBSA, đơn vị điều tra chính gian lận di trú, cho rằng kiểu gian lận này gọi là “xoay vòng tiền lương không thật”;
- Theo Luật Di trú Canada, “xoay vòng tiền lương không thật” là hành động phạm pháp, dạng “gian lận/ misrepresentation”, và mọi thành viên dính líu đều bị xem là phạm pháp, bao gồm chủ doanh nghiệp và người lao động;
- Người nhập cư hoặc tư vấn di trú liên quan, dính líu đến gain lận di trú, có thể bị phạt tiền lên đến $100,000 đôla hoặc/và phạt tù đến 5 năm theo Luật Di trú Canada;
- Quản lý nhà hàng liên quan, Inderjit Lamba, đồng thời là chủ sở hữu duy nhất của công ty, đã từ chối phỏng vấn bởi báo CBC News, và trong email trả lời báo, đã nói rằng “vi phạm của người lao động cũ không được chứng minh và không được chấp nhận…”;
- Services Canada, đơn vị giám sát chương trình TFW Lao động Tạm cư & doanh nghiệp vi phạm, đã xác định “đang áp dụng biện pháp xử phạt” đối với nhà hàng này. Trong khi đó, Lamba thì nói rằng “hiện tại anh ta và nhà hàng chưa có kết luận vi phạm gì từ Services Canada”;
- Điều tra của báo CBC News cho thấy, trong một thời gian dài 16 tháng người lao động này đã chuyển tiền đều đặn cho người chủ;
- Tệ hơn, điều tra còn cho thấy Lamba đã từng đe dọa người làm công này không được chuyển tiền muộn, nếu không muốn bị cắt khỏi danh sách lao động của nhà hàng và ảnh hưởng tới việc xin PR về sau;
- Bằng chứng trên lịch sử tin nhắn của Lamba trên Whatsapp, bằng cả ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Hindi và Punjabi (Ấn Độ), cho thấy Lamba có thể cũng đã thực hiện việc gian lận này với thêm ít nhất 1 người nữa;
- Không dừng lại ở vi phạm “xoay vòng tiền lương không thật”, người đàn ông Ấn Độ này còn đối diện thêm một cáo buộc nữa, là việc trả tiền cho hành động bất hợp pháp “mua LMIA” cho chủ doanh nghiệp, Luật sư Di trú bà Elizabeth Long (Toronto) nói. Theo bằng chứng, ông này đã phải trả $50,000 đôla cho tư vấn di trú trước khi nhập cảnh Canada, trong đó, có $15,000 tiền mặt là dùng để trả cho chủ doanh nghiệp;
- Một Luật sư Di trú khác tại Calgary, ông Jatin Shory, cho rằng việc trả phí (cao) như vậy là quá đáng. Hơn nữa, theo luật thì phí liên quan đến việc xin LMIA là từ chủ doanh nghiệp phải chịu. Việc thu tiền của người lao động là vi phạm quy định của luật, và là lợi dụng người yếu thế nếu thu tiền quá cao;
- Tuy vậy, bà Long cũng nói rằng người lao động tự nguyện làm việc phạm pháp này để có thể có được “kinh nghiệm làm việc tại Canada”, chi tiết vốn sẽ giúp hồ sơ xin PR dễ dàng hơn.
- Bà Long cũng khẳng định, với việc làm như vậy, người lao động cũng đã dính líu vào việc vi phạm pháp luật Canada nghiêm trọng, có thể trở thành hình sự và đối diện án trục xuất nếu bị phát hiện;
- Bà Tatjana Boxhorn, Chuyên gia Di trú tại Alberta, đã từng làm hồ sơ xin Work Pemrit dạng đặc biệt cho “người yếu thế/ đáng thương” cho gần 800 cá nhân lao động bị ngược đãi, cho rằng giấy phép làm việc đóng giới hạn người lao động tạm cư chỉ được làm việc cho duy nhất một chủ doanh nghiệp đã gây nhiều hệ lụy. Bà đã thấy một doanh nghiệp có đến 17 (mười bảy) vụ kiện liên quan ngược đãi lao động, nhưng vẫn được cấp LMIA mới!;