THÁO GỠ RÀO CẢN NGÔN NGỮ CHO LAO ĐỘNG
thống kê bởi Báo CBC News 19/7/2024
NGÀY 03/7/2024, BÁO CBC NEWS CANADA CÓ BÀI VIẾT TỰA ĐỀ “SỞ AN TOÀN LAO ĐỘNG NB TÌM CÁCH GIẢM THIỂU RÀO CẢN NGÔN NGỮ CHO LAO ĐỘNG TẠM CƯ” CỦA TÁC GIẢ JENNIFER SWEET.
Khoảng 2 tháng sau khi một doanh nghiệp thủy sản tại New Brunswick bị phạt nặng vì vi phạm quy định thuê mướn lao động tạm cư, Sở An toàn Lao động bang có thông báo về nâng cao bảo vệ an toàn lao động, đặc biệt cho đối tượng Lao động tạm cư tại đây.
MỘT SỐ CHI TIẾT ĐÁNG CHÚ Ý CỦA BÀI BÁO
- Ông Tim Petersen, Giám đốc Sở ATLĐ của New Brunswick, cho biết bang sẽ tăng cường cung cấp cho lao động tạm cư (người nước ngoài ở Canada) thông tin về an toàn lao động tốt hơn, thông qua trang website chính thức, social media và tài liệu cầm tay với nhiều ngôn ngữ. Các ngôn ngữ được trình bày cho tài liệu an toàn lao động sẽ bao gồm tiếng Arab, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn độ, Tây Ban Nha, Phillipines, Ucraina và tiếng Việt cho người lao động từ Việt Nam;
- Sở ATLĐ (WorkSafe NB) mong muốn người lao động tạm cư sẽ hiểu tốt hơn các quy trình an toàn, cũng như các biện pháp chủ động tự bảo vệ trong môi trường làm việc, ông Petersen nói thêm. Đó sẽ bao gồm quyền từ chối công việc nguy hiểm, thiếu an toàn, sự thiếu thông tin và thiếu đào tạo;
- “Chúng tôi hiểu rằng các khó khăn bao gồm rào cản ngôn ngữ, thể trạng, ý thức về an toàn khác nhau cũng như sự e ngại khi lên tiếng nơi làm việc”, ông Petersen chia sẻ thêm, và cho biết Sở ATLĐ sẽ có trách nhiệm xóa bỏ các rào cản này bằng cách nâng cấp lao động trong ý thức an toàn nơi làm việc;
- Ông Aditya Rao, Trung tâm Di trú Madhu Verma tại Fredericton, có ý kiến: “Đây là một bước đi tích cực khá quan trọng trong ý thức bảo vệ người lao động tạm cư, đảm bảo các nguồn lực được sử dụng và lao động được tiếp cận tốt”. Tuy vậy, ông Rao cũng cho biết thực tế sẽ khác với lý thuyết, khi người chủ lao động ít khi muốn báo cáo tai nạn, và người lao động thì e sợ bị trả về nước khi báo cáo sai phạm hay tai nạn. Nhiều lao động chỉ biết “cúi đầu làm việc” trong môi trường làm việc có nhiều sai phạm về quy định an toàn, bao gồm việc thiếu đào tạo, nhục mạ, điều kiện làm việc kém, không báo cáo tai nạn…;
- Chủ doanh nghiệp không muốn báo cáo tai nạn lao động vì muốn tránh né bị kiểm tra, giám sát và bị phạt, ông Rao cho biết thêm. Thoe ông Rao, việc xóa bỏ “giấy phép làm việc đóng (closed work permit) là cần thiết” vì nó chứa đựng nhiều vấn đề tiềm ẩn;
- Tracy Glynn, Nhà nghiên cứu độc lập tại NB, đồng ý với ý kiến trên của Rao. Bà cho biết năm ngoái Canada đã cấp tổng cộng 183,820 giấy phép lao động (GPLĐ hay WP) cho lao động tạm cư, trong đó cho New Brunswick là 4,410 giấy. Hơn phân nửa số đó, 2,350 giấy, đã cấp cho ngành hải sản. Đa số các than phiền Bà nhận được là từ nhân công trong ngành thủy sản. Bà cho rằng acc1 cấp Chính phủ đã không thành công trong bảo vệ người lao động tạm cư. Bà cũng mong muốn sẽ sớm thây được người lao động tạm cư được đào tạo ngôn ngữ bản xứ;