CANADA THIẾU NHÀ THẦU XÂY DỰNG
NGÀY 10/9/2024, BÁO GLOBAL NEWS CANADA CÓ BÀI VIẾT TỰA ĐỀ “CÁI GÌ CẢN TRỞ XÂY DỰNG NHÀ Ở – THIẾU HỤT NHÀ THẦU XÂY DỰNG LÀ KẾT QUẢ CỦA BÁO CÁO MỚI NHẤT” CỦA TÁC GIẢ SAMMY HUDES.
Một báo cáo của Desjardins đến chính phủ Canada cho rằng nổ lực của Ottawa có vẻ như chưa đủ để đạt các tiêu chí bởi vì các trở ngại về luật và khan hiếm về nguồn lực (nhân công, vật liệu & tài chính).
MỘT SỐ CHI TIẾT ĐÁNG CHÚ Ý CỦA BÀI BÁO
- Báo cáo công bố 10/9/2024 của các nhà Kinh tế cho rằng sự khan hiếm về nhân lực xây dựng là trở ngại lớn nhất;
- Chính phủ Canada đề ra kế hoạch xây dựng mới 3.87 triệu căn nhà đến 2031 với các chính sách ưu đãi về thuế hay cung cấp đất công. Báo cáo cho rằng chỉ khoảng 1.87 triệu căn nhà mới sẽ được xây trong kế hoạch chung đó vào 2031;
- Cho dù có sự tích cực, nhưng con số đó vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của CMHC nhằm kéo giá nhà xuống mức chấp nhận được vào 2023 bằng cách “bơm” vào thị trường thêm 3.5 triệu căn nhà mới để toàn thể thị trường sẽ có 5.8 triệu căn nhà mới vào thời gian đó;
- “Việc tạo ra mới 5.8 triệu căn nhà trong 8 năm tới là một kế hoạch “tham vọng” với các nguồn lực hiện hữu…” các tác giả cho rằng sẽ cần ít nhất 3 thập kỷ cho việc này;
- Các mấu chốt về nguồn nhân lực, vật liệu và tài chính cũng như luật lệ…tại Canada hiện chưa đồng hành với nhau, là nhận xét của nhóm báo cáo;
- Dự kiến của Hiệp hội Xây dựng Nhà ở Canada thì Canada phải cần thêm hơn 1 triệu lao động tay nghề cho kế hoạch xây dựng này;
- Báo cáo cho rằng hiện tại mức độ gia tăng dân số Canada cùng với chính sách di trú chưa tập trung tốt vào tìm kiếm lao động phổ thông lành nghề…;
- Tuy nhi6en, báo cáo cũng khuyến khích nổ lực xây dựng mới nhà ở vì cho rằng “cho dù mục tiêu quá tầm kia không đạt được vào cuối thập kỷ này, thì lượng nhà mới xây cũng sẽ ít nhiều góp phần vào việc kéo giảm giá nhà ở xuống…”;
NHẬN ĐỊNH CỦA ANDREW DUONG RCIC & TEAM
- Vấn đề nhà ở khan hiếm tại Canada cùng với giá nhà ở tăng cao là xu hướng “khó tránh” sau đại dịch covid19, khi Chính phủ buộc phải có chính sách đối phó nạn thiếu hụt lao động, lương thực và y tế… bằng cách cho nhập cư ồ ạt. Mặt khác, các doanh nghiệp xây dựng, cung ứng… lại rơi vào khó khăn bế tắc hậu đại dịch, làm nguồn cung ứng suy giảm. Khi cầu tăng cao từ dân nhập cư mới gặp cung giảm mạnh do doanh nghiệp xây dựng phá sản, thì việc tăng giá là tất yếu. Tất yếu này bắt nguồn từ hành động của Chính phủ đối phó tác hại của dịch, cũng là bất khả kháng, thì có lẽ khó tìm người chịu trách nhiệm. Thay vào đó, phải chấp nhận đó là hậu quả của đại dịch và hậu đại dịch kéo dài. Việc bây giờ là tìm cách khắc phục càng nhanh càng tốt, thay vì quay lại tìm người chịu trách nhiệm để đổ lỗi (rồi coi như thỏa mãn), vẫn là cách làm văn minh và thông minh nhất;
- Người dân đang nhìn vào hành động của Chính phủ trong khắc phục vấn nạn này để có thể đánh giá đúng về năng lực và trách nhiệm;