BÁO CÁO, LAO ĐỘNG TẠM CƯ TẠI CANADA ĐỐI DIỆN PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ NGHIÊM TRỌNG, BÀI HỌC GÌ NÊN LÀM? – Lao động Tạm cư Canada

 

NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM CƯ TẠI CANADA ĐỐI DIỆN PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ NGHIÊM TRỌNG, AMNESTY CHO BIẾT, THEO BÁO CTV NEWS NGÀY 30-01-2025

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ CHI TIẾT ĐÁNG CHÚ Ý:

  • Tổ chức Amnesty International, một tổ chức nhân quyền, có điều tra và báo cáo về chương trình Lao động Tạm cư của Canada, cho biết ngừi lao động tạm cư tại Canada đang đối diện các phân biệt đối xử nghiêm trọng.
  • Báo cáo đã thực hiện việc điều tra vào hệ thống Temporary Foreign Worker Program (Lao động Tạm cư/ TFWP), một chương trình cho phép các công ty, doanh nghiệp Canada được thuê mướn người lao động nước ngoài, chủ yếu trả lương thấp hơn trung bình tại Canada, trong các ngành thực phẩm, nông nghiệp, xây dựng hay phục vụ.
  • Tổ chức Amnesty International đã chỉ ra “lỗ hổng lớn” của chương trình khiến người lao động dễ dàng bị lạm dụng, đó chính là chính sách “closed work permit”, hay “giấy phép lao động đóng”, vốn chỉ cho phép người lạo động làm việc với duy nhất một doanh nghiệp từ đầu. Điều này đã khiến chủ doanh nghiệp có thể “tùy ý quyết định” cho người lao động cả về tình trạng cư trú, và điều kiện làm việc. Nói cách khác, người lao động nước ngoài tại Canada với giấy phép lao động đóng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ về cả điều kiện lao động, lẫn tình trạng cư trú, khiến sự lệ thuộc của họ vào chủ doanh nghiệp là quá lớn, và sự lạm dụng dễ dàng xảy ra.
  • Hầu hết các cá nhân tham gia phỏng vấn & thống kê đều báo cáo về mức lương thấp, làm việc quá sức, và thậm chí không có ngày nghỉ. Một số họ báo cáo sự bất công bằng trong phân công lao động, bị giao việc nặng, và nguy hiểm hơn.
  • Một nữ nhân công đến từ Cameroon, cô Benedicte cho biết, cô từng bị miệt thị và lạm dụng tình dục từ người chủ khi làm việc tại một nông trại với giấy phép làm việc đóng. Sau khi rời bỏ nông trại đó, giấy phép làm việc của cô bị chủ hủy bỏ, khiến cô rơi vào tình trạng “cư trú không hợp pháp” với Canada từ 2018.
  • Một nam công nhân từ Guatemala, anh Miguel cho biết, anh bị chủ kiểm soát quá mức khi chủ giữ passport của anh và gắn camera giám sát trong nơi ở lẫn nơi làm việc của anh.
  • Amnesty International cho thấy nhiều lao động phải sống trong điều kiện tồi tệ, thậm chí không có nước sạch trong nơi cư trú. Tổ chức này kêu gọi chính phủ Canada cần chỉnh sửa chương trình TFWP, và cần đưa vào các tiêu chí nhân đạo, nhân quyền vào chương trình.
  • Chính phủ Canada thông báo chính phủ luôn đặt sự an toàn và uy tín của chương trình TFWP lên hàng đầu, và luôn hành động mãnh mẽ bảo vệ người lao động, theo lời người phát ngôn của Bộ Di trú Canada bà Nancy Caron. Khi ở trong Canada làm việc, người lao động tạm cư có quyền tương đương về làm việc, tiêu chuẩn, và được bảo vệ dưới mọi luật cấp liên bang, tỉnh bang và địa phương, tương tự như mọi người dân Canada, thông báo nói rõ.
  • Bà Nancy Caron cho biết thêm, chính phủ Canada đang tiếp tục nghiên cứu chính sách tăng cường hỗ trợ người lao động tạm cư, bao gồm quyền mua bảo hiểm sức khỏe, hệ thống báo cáo lạm dụng, hay chính sách giấy phép lao động mở (open work permit) thông thoáng hơn, như các thảo luận rộng khắp gần đây.
  • NHẬN ĐỊNH CỦA ANDREW DUONG RCIC TEAM:

NHẬN ĐỊNH CỦA ANDREW DUONG RCIC TEAM

  • Công việc tại Canada mà cần người lao động nước ngoài làm, thì phải là thật khó khiến người Canada không thể làm, hoặc không muốn làm. Lao động nước ngoài khi vào Canada làm việc thường phải hiểu và chọn lựa các công việc nặng nhọc, chân tay… vì đó là công việc người Canada không muốn làm nên mới có thể thuê người nước ngoài. Như vậy, không thể yêu cầu điều kiện làm việc của các công việc nặng nhọc như vậy phải nhẹ nhàng như các công việc khác, cũng như không thể yêu cầu người chủ đi làm thay khi công việc trở nên khó khăn. Tuy vậy, mức độ thế nào là chấp nhận được mới là chi tiết luật cần quan tâm, chỉnh sửa, để đảm bảo người chủ không ép người lao động tạm cư làm các việc khó hơn, nặng hơn, nguy hiểm hơn… điểu kiện bình thường khi một người ban xứ cùng làm công việc tương tự. Ở đây là bài toán 2 chiều, không phải và không thể chỉ là 1 chiều.
  • Luật hiện tại cho chương trình TFWP chủ yếu điều chỉnh từ liên bang, trong khi thực tế thì mọi hoạt động diễn ra ở từng thành phố, từng tiểu bang, từng giờ từng ngày, đi xa với tầm kiểm soát của liên bang. Luật cần sâu sát hơn, đến mức độ thành phố và tiểu bang, mới có thể giải quyết triệt để bài toán 2 chiều này. Tương tự như rất nhiều luật lệ dân sự khác ở Canada, cấp thành phố, thị trấn có thể quản lý nhiều thứ, như cấp phép kinh doanh, giám sát an toàn phòng cháy, cấp phép xây dựng dân dụng, giám sát vệ sinh, bảo dưỡng tài sản công… thì giám sát điều kiện làm việc của lao động cũng nên có sự tham gia sâu sát của chính quyền địa phương, không chỉ từ liên bang, vốn lực lượng quá mỏng, văn phòng quá xa.

*****

Tổng hợp, dịch: ANDREW DUONG RCIC Co.

VisasToCanada TAGS: Chương trình Cải Tổ Di Trú Canada 2023

Bài gốc: Báo CTV NEWS ngày 30-01-2025 của tác giả Caitlin Danaher and Max Saltman, CNN

Photo credit: andrewduongrcic & visastocanada