CHỐNG GIAN LẬN DI TRÚ CANADA – Một người thua kiện vợ cũ sau khi tố cáo vợ cũ kết hôn giả

THUA KIỆN VỢ CŨ VÌ ĐE DỌA TRỤC XUẤT?

tin gốc của Báo CBC News ngày 06/11/2020

NGÀY 06/11/2020, BÁO CBC NEWS CỦA CANADA ĐƯA TIN về vụ án tranh chấp dân sự giữa hai người từng là vợ chồng, ông CH (Canada gốc Trung Quốc) và bà XG (Trung Quốc) khi ông CH kiện bà XG tố cáo bà lợi dụng hôn nhân để định cư Canada (marriage for convenience), đòi chia tiền nhà và cấp dưỡng hàng tháng.

Bài báo có tựa đề “Một người đàn ông BC thua kiện đòi cấp dưỡng sau khi tố cáo vợ cũ gian lận di trú bằng hôn nhân không trung thực” của tác giả Jason Proctor.

SAU ĐÂY LÀ CÁC CHI TIẾT ĐÁNG CHÚ Ý CỦA BÀI BÁO:

  • Ngày 03/11/2020, Quan tòa đã quyết định bác đơn của ông CH, cho bà XG toàn quyền giữ tiền nhà, buộc CH cấp dưỡng cho bà XG 12,000 đôla. Vấn đề hôn nhân và di trú không đề đề cập trong bản án;
  • Ông CH, ngụ tại BC Canada, kết hôn với bà XG sau khi 2 người đã ly dị với người vợ cũ và chồng cũ. CH vừa chia tay vợ cũ 1 tháng trước khi gặp XG online lần đầu tiên vào cuối năm 2014. Sau đó, CH bảo lãnh XG và con trai 16 tuổi đến Canada. Bà XG có mua 1 căn nhà tại BC Canada trước khi quen biết CH. Hai người bắt đầu sống chung sau 10 ngày kể từ khi gặp mặt nhau lần đầu. Khoảng hơn 3 năm sau, vào năm 2018, họ chia tay và đi đến kiện tụng tranh chấp xuất phát từ ông CH;
  • Trong vụ kiện, ông CH đã tố cáo bà XG cố tình tạo mối quan hệ vợ chồng giả với mình để được định cư Canada cùng con trai. CH đòi tiền trợ cấp từ vợ cũ $1,500/tháng, đòi phân nửa tiền cho thuê tầng hầm căn nhà và phân nửa tiền chia lời từ giá trị gia tăng của căn hộ tại BC nơi 2 người từng sống chung là $216,000 đôla;
  • CH khai rằng ông đã thực hiện việc bảo lãnh sau khi bà XG tìm kiếm hỗ trợ đó. Tuy vậy, CH không cung cấp được bằng chứng cho lời nói của mình;
  • Bà XG, ngược lại, yêu cầu được hỗ trợ cấp dưỡng $1,000 mỗi tháng cho 12 tháng, và từ chối các yêu cầu chia tiền kia của ông CH;
  • Quan tòa Gordon Funt, sau khi xem xét các tình tiết, cho rằng: “CH đã cố tình làm tổn hại tinh thần và tài chính cho XG thông qua việc đề nghị trục xuất XG về nước và tìm kiếm lợi ích tiền bạc cho mình. Việc này ảnh hưởng đến đứa trẻ là con trai của XG. Việc đe dọa này vi phạm luật hôn nhân gia đình. Đặc biệt, trong 1 email CH gửi XG trước đó với đề nghị chia tay cùng khoản bồi thường $150,000 từ XG do anh ta yêu cầu, có cả đường link của Bộ Di trú Canada IRCC, là bằng chứng cho sự “đe dọa” của CH đến XG…”;

NHẬN ĐỊNH CỦA ANDREW DUONG RCIC COMPANY

  • Vụ việc tan vỡ và tranh chấp hôn nhân xảy ra luôn là đáng tiếc trên bình diện chung. Phán quyết của Tòa trong bản án này có lợi cho người phụ nữ và đứa trẻ, bà XG đã có được may mắn;
  • Bản án không đề cập đến vấn đề hôn nhân trung thực hay không trung thực, do nội dung chính kiên tụng không phải việc đó mà là tiền bạc, nên không thể xác định được tính trung thực trong mối quan hệ vợ chồng giữa bà XG và ông CH. Việc này muốn làm rõ cần sự tham gia của Bộ Di trú IRCC điều tra hồ sơ gốc trong một vụ việc riêng;
  • Việc thưa kiện thường xảy ra ở Canada, nhất là trong hôn nhân liên quan di trú nếu có tranh chấp không giải quyết được giữa 2 bên. Người trong cuộc hay sắp vào cuộc cần cẩn thận, làm đúng ngay từ đầu, tìm kiếm thông tin & tư vấn đúng đắn chuẩn mực để tránh hậu quả đáng tiếc về sau;
  • Vì nhiều lý do, kinh nghiệm cho thấy tranh chấp giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh luôn dễ xảy ra. Kiện tụng đã vất vả, kết quả sau đó cũng không phải lúc nào cũng may mắn & tích cực cho phía người được bảo lãnh như trường hợp của bà XG.
Tóm lược, dịch & thảo luận: Andrew Duong RCIC Co.
Link thông tin gốc liên quan: Bài của Báo CBC News ngày 06/11/2020